Động cơ một pha là động cơ phổ biến trong gia đình như bơm, quạt,… vậy bạn đã bảo giờ hỏi tại sao nó quay được chưa? Dưới đây sẽ mô tả chi tiết của minh quang video cho câu trả lời này.
![](https://nguyenminhquang.name.vn/wp-content/uploads/2021/11/dc-p2-yt-0-04-56-291-300x195.jpg)
Nguồn điện cấp cho động cơ là nguồn xoay chiều 1 pha 2 dây (1 dây pha và 1 dây trung tính). Nguồn điện này biểu diễn trên đồ thị là dạng sóng hình Sin (trong thực tế có thể có nhiều yếu tố gây sóng sin bị méo, lệch pha đi,.. nhưng nhìn chung nó vẫn có tựa tựa như hình sin, thực tế các thợ điện, kỹ sư điện của các tổ điện lực sẽ luôn tìm cách để nguồn điện 1 pha đạt hình sin vì hình sin là rất lý tưởng) dưới sự chứng kiến, ghi hình của Minh Quang Video
Ảnh đồ thị nguồn điện 1 pha (sóng sin)
Khi ta đưa nguồn điện 1 pha hình Sin vào mạch Stato thì sẽ sinh ra từ trường đập mạch, với mọi kiểu quấn dây Stato thì kết quả vẫn là Từ trường đập mạch (giả thiết là chưa có các thiết bị làm lệch pha điện như sử dụng Tụ, vòng ngắn,…), do từ trường dập mạch này không có từ thông biến thiên trong mạch Roto >>dẫn đến không có dòng điện trong vòng kín Roto >>dẫn đến không thể quay Roto.
thời điểm 1 thời điểm 2 thời điểm 3
Ảnh từ trường đập mạch tại các thời điểm khác nhau
Khi ta đưa tụ điện mắc nối tiếp vào mạch Stato vào cuộn dây bất kỳ trong động cơ 1 pha, sẽ dẫn đến sự lệch pha điện giữa cuộn dây có tụ và cuộn không có tụ, và kết hợp người ta quấn cuộn dây có tụ và cuộn dây không có tụ lệch nhau trong không gian 90o >> để tạo ra từ trường quay lý tưởng (thực tế nhà sản xuất hay sử dụng tụ điện để làm lệch pha)
![](https://nguyenminhquang.name.vn/wp-content/uploads/2020/12/Untitled-1-300x268.png)
Các cuộn dây Xanh và Đen mắc đều nhay trong không gian 90 độ
(trên ảnh có cuộn dây màu Đen thể hiện cho cuộn dây có mắc tụ điện được mắc lệch 90 độ trong không gian với cuộn dây màu xanh không mắc tụ)
Người ta gọi tên cuộn dây mắc tụ là cuộn dây khời động, và gọi cuộn dây không mắc tụ là cuộn dây làm việc được kể lại từ Minh Quang Video
thời điểm 1 thời điểm 2 thời điểm 3
ảnh từ trường quay được tạo ra tại các thời điểm khác nhau khi ta mắc Tụ vào 1 cuộn dây bất kỳ và đặt lệch trong không gian 90o với cuộn dây không Tụ
Các từ trường quay sẽ tác động vào các thanh dẫn mạch Roto, làm xuất hiện dòng điện trên thanh dẫn Roto(các thanh dẫn Roto có đặc điểm là vòng kín, kín mạch) >> các dòng điện trong Roto này lại tác động lại với từ trường quay tạo lên lực làm quay Roto, nếu đọc đến đây mà vẫn chưa hiểu thì hãy xem hết video mô phỏng bên dưới cho rễ hiểu hơn!
Video mô phỏng nguyên lý quay của động cơ 1 pha
Thêm: Tụ điện chỉ mang tính chất khởi động quay, nếu mà động cơ đã khởi động quay xong thì có thể loại bỏ tụ điện đi mà vẫn không làm dừng động cơ. Khi chọn tụ điện ta nên chọn tụ khởi động dung lượng phù hợp, nếu dung lượng quá bé thì không thể khởi động được động cơ, còn quá cao thì khi khởi động xong động cơ sẽ quay với tốc độ không cao. Ngoài cách mắc Tụ để khởi động ta có cách mạch thêm vòng ngắn mạch ở Stato, mắc thêm điện trở phụ,..